La Bàn Địa Chất:
là một loại la bàn đặc biệt được chế tạo riêng để phục vụ công tác khảo sát thực địa địa chất. Đó là một trong những dụng cụ thông dụng nhất được các nhà địa chất sử dụng để xác định phương hướng giữa các đối tượng quan sát, vị trí của các điếm quan sát, đo đạc các thông số của các mặt lớp, các mặt phá hủy kiến tạo hoặc các cấu tạo tuyến trong không gian. Địa bàn địa chất có nhiều kiểu khác nhau nhưng chúng đểu được chế tạo dựa trên cơ sở từ trường Trái Đất và đặc tính của kim nam châm.
Khái niệm về la bàn:
La bàn được ra đời dựa trên sự phát hiện về trường từ Trái Đất và sự định hướng của các khoáng vật từ tính, điển hình là magnetit (Fe3Ơ4) song song với các đường sức từ trường. Từ rất lâu, con người đã phát hiện là khi đặt 1 mảnh khoáng vật magnetit vào nước hoặc trên một đầu kim, mảnh khoáng vật này luôn luôn xoay chiều và định hướng kéo dài của nó về phương bắc. Đây là một phát hiện quan trọng vì nó cho phép cải thiện việc xác định phương hướng khi đi biển và thực hiện các chuyến thám hiểm. Phát hiện đơn giản này đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các loại la bàn hiện đại như ngày nay. Có nhiều loại la bàn chuyên dụng được các nhà địa chất sử dụng để xác định phương hướng và đo đạc các thông số của các cấu tạo địa chất như thế nằm của lớp, đứt gãy địa chất, khe nứt, nếp uốn, các cấu tạo đường, v.v..., khi tiến hành nghiên cứu địa chất tại thực địa. Hiện nay có nhiều loại la bàn được chế tạo và chúng được xếp vào 2 nhóm chính là địa bàn cơ khí và địa bàn kỹ thuật số. Tuy nhiên, la bàn được sử dụng phố biến nhất hiện nay vẫn là la bàn kiểu cơ khí.
La Bàn Địa Chất DQL-8 và HCG-5
Nguyên lý hoạt động của la bàn địa chất:
La bàn hoạt động được là do Trái Đất có vai trò như một thanh nam châm khổng lồ được hình thành do hành vi của hỗn hợp nguyên tố sắt-nickel nóng chảy ở trong nhân của Trái Đất tạo ra một từ trường với một cực từ bắc và một cực từ nam. Các đường sức từ trường nối cực từ bắc và cực từ nam. Dựa vào đặc điểm từ trường và trọng trường của Trái Đất, cấu tạo địa bàn địa chât cần có các bộ phận ca bản gồm 1). Một kim nam châm nhạy; 2). Một vòng chia độ chính xác từ 0° đến 360° chia theo chiều kim đổng hồ (hoặc có thể chia theo cách khác - ngược chiều kim đổng hồ hoặc chia theo cung phần tư) đế xác định giá trị các phương vị; 3). Bộ phận đo nghiêng để xác định góc dốc, bọt thủy đê xác định vị trí nằm ngang; 4). Chốt hãm và chốt đẩy để giảm dao động của kim nam châm và khóa địa bàn. Ngoài những bộ phận cơ bản vừa nêu, địa bàn địa chất luôn được cải tiến và bổ sung nhiều chi tiết làm cho tính ứng dụng của la bàn càng cao.
La Bàn Địa Chất 3 Chân DQL-16 và DQL-16ZJ
La bàn địa chất làm việc theo nguyên lý phù hợp với từ trường và trọng trường. Khi xác định các giá trị phương vị hoặc phương vị tuyến khảo sát - địa bàn cần được đặt ở vị trí nằm ngang để kim nam châm tự do dao động theo phương của đường sức. Khi xác định góc dốc, địa bàn cần được đặt sao cho vòng chia độ đo góc dốc ở vị trí thẳng đứng đê kim đo góc dốc dao động theo phương dây dọi dưới tác động của trọng trường. Bộ phận đo góc dốc bằng viên bi hay kim gắn bọt thủy cũng dựa theo nguyên lý này.
Đề được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRẮC ĐỊA HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 3 Ngõ 93 Phố Vũ Hữu - Phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - TP. Hà Nội
Hotline: 0981163779
Website: thietbitracdiahanoi.vn - Email: thietbitracdiahanoi@gmail.com
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.